VỊ VUA H'MÔNG LỪNG LẪY MỘT THỜI
“Mèo” là một trong những tên gọi không chính thức mà người ta dùng để gọi tộc người H’Mông trước đây. Hiện tại tên gọi này không được khuyến khích sử dụng mà thay vào đó nên gọi bằng tộc danh chính thức. Tộc người H’Mông có ngôn ngữ riêng, chữ viết riêng. Ở châu Á, người H’Mông quần cư thành những cộng đồng lớn trên lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện.
Nơi ở của Vua Mèo
Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào người H’Mông ở Đông Bắc Việt Nam suy tôn là vua Mèo và ông chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Chuyện bản thỏa ước đầu tiên của người Mèo có kể rằng: “Thời Pháp đánh chiếm Đông Dương, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc từ Trung Quốc sang sát cánh cùng nhân dân Việt Nam chống Pháp.
Chân dung Vua Mèo Vương Chính Đức (1865 – 1947)
Nhưng sau hòa ước Pháp – Thanh (1885), quân Cờ Đen rút về nước, còn ba nhóm ở lại, gồm: Lương Tam Kỳ đóng ở Bắc Kạn, Hoàng Sùng Anh đóng ở Lào Cai – Yên Bái, Các dòng họ Mèo thống nhất chọn Vàng Dí Tủa (chi thứ 4 họ Vàng, dòng 33 bát) làm thủ lãnh, một lần nữa chiến tranh xảy ra. Suốt 10 năm, bằng nghĩa khí và kinh nghiệm chinh chiến dày dạn, Vàng Dí Tủa đã kìm hãm thế lực của quân Cờ Đen Hà Quốc Trường. Nhưng không may, ông mất sớm.
Chàng thanh niên có tài thổi khèn Vàng Dúng Lùng được người H’Mông chọn làm thủ lĩnh tiếp tục chiến đấu. Sau đó, tận dụng cơ hội Pháp và nhà Thanh liên kết tấn công quân Cờ Đen, Vàng Dúng Lùng và đội quân Hươu nai xuống núi tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Hà Quốc Trường. Người Mèo làm chủ đất Đồng Văn rồi tiếp tục chống Pháp và nhà Thanh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu, đại diện phía Pháp là là tướng Jenera Pecneucin cùng thủ lĩnh người Mèo Vàng Dúng Lùng với tên mới là Vương Chính Đức cùng ký vào bản hòa ước”.
Từ đó, người H’Mông ở Đồng Văn, Hà Giang được sống và làm ăn yên ổn trên mảnh đất của mình từ Năm Khải Định thứ 13 (1928), nhà Nguyễn có sắc phong “Biên chính khả phong” cho Vương Chính. Những người cao tuổi dân tộc Mông ở xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn) cho biết: “Cách đây một thế kỷ trước, dòng họ Vương đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn này và tự xưng Vương. Sau khi trở thành vị vua Mèo quyền uy ở Đồng Văn, Vương Chính Đức đã chứng kiến một giai đoạn dài những thăng trầm trong lịch sử của người Mông Đồng Văn. Trong giai đoạn đó, Vương Chính Đức và người con trai ông, Vương Chí Sình, đã trở thành huyền thoại của vùng đất này”.
DINH THỰ HOÀNH TRÁNG GIỮA CAO NGUYÊN ĐỒNG VĂN
Dinh thự vua Mèo nằm giữa thung lũng Sà Phìn, huyện Đồng Văn, trên một khối đất nổi cao như hình mai rùa, tượng trưng cho thần Kim Quy, bao quanh bởi một dải núi hình vòng cung, tạo nên địa thế phòng thủ rất tuyệt vời. Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích gần 3.000m2, bắt đầu được xây dựng vào năm 1919, hoàn thành vào năm 1928. Thời điểm xây dựng dinh thự, nơi đây chưa hề có máy móc, đường sá thì hiểm trở vô cùng. Do đó, dinh thự hoàn toàn do sức lực đồng bào người H’Mông ở đây làm thủ công.
Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển tù cách thôn Sà Phìn 7km về để xây nhà. “Trước khi bắt tay vào xây nhà, cụ Vương Chính Đức sang Trung Quốc nhờ thầy phong thủy đi xem xét khu vực 4 huyện cụ đang cai quản để chọn địa thế đất. Cuối cùng, cụ quyết định dừng chân tại thôn Sà Phìn. Ở đây có một khối đất nổi lên cao như hình mai con rùa, tượng trưng cho thần Kim Quy. Thầy phong thủy cho rằng, nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của cụ Vương Chính Đức sẽ thành tựu về sau” – cô cháu gái kể lại.
Du khách sẽ được lần lượt khám phá khu tiền dinh – nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tỳ. Ở giữa khu tiền và trung có một sàn gỗ, chính là vực xét xử của Vua Mèo. Trung dinh và hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Khu trung hiện nay còn lưu nhiều bức ảnh của gia tộc, cũng là nơi thờ cúng tổ tiên. Ngay từ khi xây nhà này, Vua mèo Vương Chính Đức đã tính toán nó là pháo đài, có khả năng phòng vệ và chiến đấu, chịu được sự khắc nghiệt của thời gian, thiên nhiên.
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của ba nền văn hóa: Trung Quốc, H’Mông và Pháp. Dinh thự họ Vương thuở xưa là nơi làm việc chính sự, sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi, canh gác. Phía trong có các kho chứa (thuốc phiện, lương thực, vũ khí…), các buồng nghỉ, nhà bếp, tháp canh. Bên phía ngoài nhà chính là nơi chăn nuôi, nơi ở của người hầu, kẻ hạ và binh lính. Xung quanh dinh thự là các bức tường bảo vệ bằng đá có lỗ châu mai.
Khu dinh thự ngày nay được nhà nước công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1993. Điểm nhấn nữa của dinh là nghệ thuật điêu khắc trong các phần của dãy nhà, mang đậm dấu ấn của dòng họ Vương. Nhiều chi tiết bằng đá của tòa nhà được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo mang các biểu tượng cho sự phú quý, hưng thịnh. Những chân cột được chạm khắc hình cuống quả thuốc phiện to như cái chum, giống đến từng chi tiết, được mài cho thật bóng bằng bạc trắng.
Các trụ cầu thang cũng là tác phẩm điêu khắc bằng đá quý giá, mang bóng dáng của cây hoa anh túc. Các họa tiết trên xà nhà, trái nhà, các cánh cửa, cửa sổ chạm hình quả thuốc phiện tinh xảo, bắt mắt. Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức đã và đang trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang xinh đẹp mà du khách không thể bỏ lỡ.
Tour Tham Khảo: