Làng gốm Bát Tràng – điểm tham quan siêu thú vị ở Hà Nội

Nếu đã đi du lịch Hà Nội mà chưa từng ghé thăm làng gốm Bát Tràng thì quả là thiếu sót. Nơi đây không chỉ sở hữu những góc sống ảo triệu like mà còn có vô vàn điểm đến và trải nghiệm hấp dẫn đang chờ bạn khám phá. Cùng tìm hiểu ngay!

1. Đôi nét về làng gốm Bát Tràng Hà Nội

Trong số các địa điểm du lịch HOT hàng đầu Hà Nội không thể không kể đến làng gốm sứ Bát Tràng. Sau hơn 700 năm tồn tại và phát triển, người dân nơi đây vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý, ngày ngày “thổi hồn” cho những thớ đất trở thành những tác phẩm nghệ thuật để đời.

1.1. Làng gốm Bát Tràng ở đâu?

Làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại xã Bát Tràng (gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng), thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Làng Bát Tràng tọa lạc bên sông Hồng

Làng Bát Tràng tọa lạc bên sông Hồng (Ảnh: sưu tầm)

Làng gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km nên du khách có thể đến đây bằng các phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô riêng) hoặc xe công cộng. Cụ thể:

Di chuyển bằng xe bus:

  • Lên xe bus số 34 tuyến Mỹ Đình – Gia Lâm. Sau đó, xuống xe tại điểm dừng Trần Nhật Duật;
  • Tiếp tục lên xe bus số 01 hoặc 02 để tới bến trung chuyển Long Biên;
  • Lên xe bus tuyến số 47 để đi Bát Tràng. Xe sẽ dừng lại cổng làng Bát Tràng.

Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng:

  • Từ quận Cầu Giấy, bạn chọn hướng đi qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên (vì tuyến đường này có nhiều cây cối nên khá mát mẻ);
  • Khi đi hết cầu, bạn rẽ phải, đi dọc theo đường đê sông Hồng là tới cổng làng Bát Tràng.

1.2. Lịch sử làng gốm Bát Tràng

Theo thông tin giới thiệu về làng gốm Bát Tràng, làng nghề truyền thống này được hình thành từ thời nhà Lý (khoảng thế kỷ 14 – 15). 

Làng Bát Tràng đã có hơn 500 năm lịch sử

Làng Bát Tràng đã có hơn 500 năm lịch sử (Ảnh: sưu tầm)

Thời đó, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long, 5 dòng họ nổi tiếng ở làng gốm Bồ Bát, tỉnh Ninh Bình (gồm họ Trần, Vương, Lê, Nguyễn, Phạm) đã chuyển đến sinh sống tại vùng đất bồi ven sông Hồng, cùng hợp lại với nhau để sản xuất đồ gốm. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao biến cố, thăng trầm của thời gian, làng nghề ở Hà Nội này vẫn tồn tại, phát triển cho tới tận bây giờ.

1.3. Giá vé vào làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng không thu phí tham quan. Du khách chỉ phải chi trả các chi phí mua sắm, ăn uống hoặc tham gia các hoạt động trong xưởng gốm. 

Du khách tham quan chợ gốm

Du khách không mất phí tham quan làng gốm hay vào chợ gốm (Ảnh: sưu tầm)

Chi phí ăn trưa chỉ từ 25.000/người trở lên. Phí chơi trong xưởng gốm là khoảng 10.000 VNĐ/người. Nếu mua thêm tượng để tô, vẽ thì bạn cần chi trả thêm khoảng 5.000 – 20.000 VNĐ/sản phẩm.

2. 5 trải nghiệm “must try” khi du lịch làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng được ví như một “bảo tàng sống”, nơi bạn có thể thỏa sức tham quan các di tích văn hóa và trải nghiệm những công đoạn tạo hình sản phẩm gốm sứ. Nếu đang nóng lòng muốn biết mình sẽ có những trải nghiệm thú vị gì, cùng “nghía” qua ngay:

2.1. Check in bảo tàng gốm Bát Tràng

Tọa lạc tại thôn 5, xã Bát Tràng, bảo tàng làng gốm Bát Tràng là địa điểm check-in hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Đến đây, du khách sẽ choáng ngợp với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu với nhau – được tạo nên dựa trên ý tưởng bàn xoay vuốt gốm với những mặt cong uốn lượn mềm mại. Đặc biệt, công trình này còn sử dụng những vật liệu địa phương. Đó là gạch nung và ngói Bát Tràng, làm tôn vinh lên nét bình dị của làng nghề truyền thống.

Check in bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng – địa điểm check-in siêu hot của giới trẻ (Ảnh: sưu tầm)

Không chỉ là nơi giới thiệu và bảo tồn văn hóa, bảo tàng gốm Bát Tràng còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo không gian cho du khách trải nghiệm làm gốm thủ công.

2.2. Tham quan ngôi làng cổ Bát Tràng hơn 700 năm tuổi

Đã đến với Bát Tràng, bạn nhất định phải ghé thăm làng cổ Bát Tràng với những con ngõ nhỏ và những ngôi nhà cổ kính rêu phong. Đặc biệt, bạn đừng quên tham quan nhà cổ Vạn Vân (ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm) và đình làng Bát Tràng… Những giàn phơi gốm dọc đường làng, những bức tường phủ rêu, sân đình, cột đá… chính là background hoàn hảo cho bạn thỏa sức sống ảo. 

Nhà cổ Vạn Vân nép mình giữa màu xanh mướt mắt của cây lá

Nhà cổ Vạn Vân nép mình giữa màu xanh mướt mắt của cây lá (Ảnh: sưu tầm)

2.3. Tự làm “kiệt tác” gốm của chính mình

Và nếu đã đến Bát Tràng mà không tự tay nhào nặn nên những sản phẩm gốm sứ thì quả là thiếu sót. Bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 20.000 – 40.000 VNĐ là có thể thỏa sức sáng tạo những sản phẩm độc đáo từ đất sét và bàn xoay. 

Tự tay trổ tài làm thợ gốm 1 ngày với những tác phẩm để đời

Bạn có thể tự tay trổ tài làm thợ gốm 1 ngày với những tác phẩm để đời (Ảnh: sưu tầm)

Du khách sẽ được thợ gốm hướng dẫn nhiệt tình để có thể hoàn thành những chiếc lọ, bát, cốc nhỏ… đầy màu sắc. Sau khi hoàn thành “kiệt tác”, bạn có thể gửi nung sản phẩm (thêm một chút chi phí nung gốm) để đem về nhà trang trí hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè. 

2.4. Ghé thăm lò bầu cổ độc đáo, duy nhất còn sót lại

Một điểm đến thú vị khác trong hành trình tham quan làng gốm Bát Tràng mà du khách đều rỉ tai nhau chính là lò bầu cổ duy nhất còn sót lại của Bát Tràng. Lò cổ này gồm có 5 bầu nung với tuổi đời gần 1 thế kỷ. 

Ghé thăm lò bầu cổ độc đáo

Lò bầu cổ độc đáo là địa điểm thu hút khách tham quan (Ảnh: sưu tầm)

Trước kia, lò bầu được sử dụng để nung đốt gốm theo hình thức thủ công. Tuy nhiên, ngày nay người dân Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để tránh gây ô nhiễm môi trường nên lò bầu cổ không còn được sử dụng mà chỉ giữ lại để du khách tham quan, khám phá.

Khi đến đây, bạn có thể chui vào trong các lò bầu này để xem không gian sắp đặt các bình nung giống như cách sắp xếp lò nung trước kia. Ngoài ra, du khách còn được thấy lớp gạch phía trong lò được phủ 1 lớp tráng men đẹp mắt sau gần 100 năm làm nhiệm vụ “biến đất thành vàng”.

2.5. Dạo một vòng chợ gốm Bát Tràng

Chuyến du ngoạn sẽ chưa thể hoàn hảo nếu bạn quên không ghé qua chợ gốm Bát Tràng. Khu chợ có diện tích lên tới 6.000m2, bày bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ, từ đồ trang trí mỹ nghệ tới đồ tiêu dùng, thờ cúng…

Dạo một vòng chợ gốm Bát Tràng

Chợ gốm là nơi bạn thỏa sức sống ảo và “thu hoạch” những món đồ lưu niệm cực xinh (Ảnh: sưu tầm)

Tất cả các sản phẩm ở chợ gốm đều được tạo ra dưới bàn tay của những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một vài món đồ trang trí, đồ lưu niệm… từ chợ gốm với mức giá phù hợp với túi tiền.

3. Khám phá ẩm thực trứ danh làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng còn được giới sành ăn biết đến là nơi có nền ẩm thực độc đáo. Nếu đã “đói meo” sau hành trình khám phá, bạn có thể dừng chân tại các quán ven chợ gốm để thưởng thức những món ăn vặt có mức giá “cực mềm” như bánh tẻ nóng, bánh sắn nướng, cơm, bún, miến gà…

Mâm cỗ truyền thống Bát Tràng đầy hấp dẫn

Mâm cỗ truyền thống Bát Tràng đầy hấp dẫn (Ảnh: sưu tầm)

Đặc biệt, những vị thực khách khó tính nhất định phải nếm thử mâm cỗ Bát Tràng tròn vị. Và “ngôi sao” của mâm cỗ chắc chắn là món đặc sản canh măng mực – món ăn truyền thống nức tiếng nơi đây. Màu vàng ươm của măng hòa quyện với nước dùng ngọt lịm cùng cảm giác dai giòn sật sật của măng, mực khi ăn chắc chắn sẽ khiến thực khách thích mê. Đây cũng là món chính trong lễ cưới, giỗ tết, hội làng… của người dân làng gốm Bát Tràng.