Khám phá những thành phố “bị mất” nổi tiếng trong lịch sử nhân loại

1. STONEHENGE, ANH


Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch nằm ở Amesbury, nước Anh. Được tìm thấy lần đầu tiên vào những năm 1620, Stonehenge được xây dựng vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên, gồm các công sự bằng đất bao quanh một vòng đá, mỗi cột đá được cho là có khả năng tạo ra âm thanh khi chúng bị tấn công. Hằng năm, có rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như không ngừng thắc mắc bằng cách nào những cột đá này được sắp đặt một cách chỉn chu trong khi thời kỳ này vẫn chưa có một thiết bị, kỹ thuật nào. Nguồn gốc của công trình tượng đài Stonehenge đến nay vẫn còn là một bí ấn với những nhà khảo cổ và lịch sử học.

2. PETRA, JORDAN

Nằm sâu trong những ngọn đồi sa thạch của sa mạc Tây Nam, Jordan, mãi cho đến năm 1812 thế giới mới được biết thành phố Petra nhờ chuyến đi của nhà thám hiểm người Thụy Sĩ, Johann Ludwig Burckhardt. Các chứng tích còn sót lại nơi đây cho thấy người Nabataean đã tạo nên một ốc đảo hưng thịnh và đầy tính nghệ thuật trên sa mạc. Petra gồm có khoảng 1.000 bia mộ, một tu viện và một khu vực để thực hiện các nghi lễ cúng tế. Để đến đây, du khách phải qua một hẻm núi hẹp dài gần 1.6 km. Với bề dày lịch sử gần 9.000 tỉ năm, thành phố Petra trở thành một trong những địa điểm du lịch ăn khách nhất của Trung Đông và được UNESCO công nhận là “một trong những tài sản văn hóa quý giá nhất của nhân loại” vào năm 1985.

3. TIKAL, GUATEMALA

Bị rừng xanh che lấp hơn 1.000 năm trước khi được phát hiện vào thế kỷ 19, Tikal là tàn tích còn sót lại của nền văn minh Maya. Thành phố này có khoảng 4.000 tòa nhà với 90.000 cư dân từng sinh sống. Những kim tự tháp cổ cùng khu định cư được chính trị gia Guatemala và các nhà báo Đức tìm thấy vào năm 1848.

4. MACHU PICCHU, PERU

Được xây dựng vào những năm 1400, Machu Picchu nổi tiếng với tên gọi “thành phố đã mất của thành Inca”. Nơi đây từng là thị trấn nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca thời tiền Columbo và bị chiếm đóng 100 năm trước khi cuộc chinh phạt của quân đội Tây Ban Nha diễn ra. Thật khó để tin rằng Machu Picchu đã bị thất lạc cho đến khi nhà thám hiểm Hiram Bingham tìm thấy vào năm 1911. Ngày nay, thành phố Machu Picchu được thế giới công nhận là di sản thế giới và là một trong những bằng chứng điển hình nhất của kiến trúc Incan.

5. ĐỘI QUÂN ĐẤT NUNG CỦA TẦN THỦY HOÀNG, TRUNG QUỐC

Những chiến binh Terracotta của Tần Thủy Hoàng được tìm thấy vào ngày 29/3/1974 bởi một người nông dân tên là Yang Zhifa khi anh này ra ngoài đào giếng. Đây là sản phẩm trí tuệ của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc – Tần Thủy Hoàng – với quy mô hơn 8.000 binh sĩ được làm bằng đất nung. Năm 210 trước công nguyên, lo sợ khi sang thế giới bên kia sẽ không có ai bảo vệ cho mình, Tần Thủy Hoàng cho tạo dựng những bức tượng binh sĩ này và yêu cầu chôn chúng theo cùng khi ông mất đi.

6. POMPEII, Ý

Thảm họa núi lửa Vesuvius đã làm sụp đổ cả nền văn minh hưng thịnh của thành Pompeii. Những tưởng sự phun trào này đã cuốn trôi toàn bộ các hiện vật, công trình ở Pompeii, nhưng thực tế thì ngược lại, do bị đông cứng bởi nham thạch đồng thời bị chôn vùi dưới lòng đất trong điều kiện thiếu không khí và độ ẩm, các di thể được bảo quản gần như nguyên vẹn trong khoảng 1.500 năm. Được thế giới tìm thấy vào năm 1599, các cuộc khai quật từ người dân địa phương cũng như giới khảo cổ đã giúp thế giới có cái nhìn sâu sắc hơn về nền văn minh cũng như nguyên do của thảm họa này.

7. ANI, THỔ NHĨ KỲ

Nằm trên một thung lũng ở tỉnh Kars của Thổ Nhĩ Kỳ, thật khó để tin thành phố đổ nát Ani lại là thủ đô của vương quốc Armenia vào năm 1045 thời Trung Cổ. Từng có tên gọi “Thành phố của 1001 giáo hội”, Ani bị thế giới quên lãng hàng trăm năm sau khi bị chinh phạt bởi Mông Cổ, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1892, như đến thời điểm của nó, thành phố Ani đã được tìm thấy và diễn ra cuộc khai quật đầu tiên.


8. HERACLEION, AI CẬP


Heracleion là một thành phố cổ ở Ai Cập, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VIII TCN bên cửa sông Nile và được biết đến là cảng thương mại sầm uất và quan trọng nhất của đế chế Ai Cập. Vào thế kỷ thứ 8 SCN, một loạt thảm họa tự nhiên bất ngờ trút xuống và nhấn chìm toàn bộ thành phố xuống đáy biển. Cho đến năm 2000, trong một khảo sát về bờ biển Ai Cập, Heracleion đã được tái khám phá. Những thợ lặn đã tìm thấy rất nhiều bức tượng các vị thần khổng lồ, bản thư tịch bằng vàng, xác ướp động vật, xác tàu đắm cùng rất nhiều tiền vàng của thời kỳ phồn thịnh ở thành phố này.

9. PALENQUE, MEXICO

Có niên đại từ 226 TCN, Palenque là một trong những thành phố “thất lạc” của người Maya được nhiều người biết đến trên thế giới. Thành phố này tự hào là nơi còn lưu giữ một số công trình kiến trúc, điêu khắc của nền văn minh Maya. Được biết, các nhà khảo cổ học chỉ mới khám phá được 10% khu định cư, phần còn lại của Palenque đến nay vẫn còn là một ẩn số chưa được giải đáp.

10. ANGKOR WAT, CAMPUCHIA

Là quần thể đền đài, di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, Angkor Wat được xem là hiện thân của đế chế Angkor hùng mạnh. Có diện tích rộng 162,6 hecta (1.626.000 mét vuông), ban đầu Angkor Wat được xây dựng với mục đích làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, sau đó dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình vuông. Không giống những ngôi đền mang phong cách Angkor khác, nơi đây được xây dựng với hướng nhìn chủ yếu về phía Tây. Hiện nay, vẫn chưa có lời giải thích hợp lý về cách thức xây dựng của Angkor Wat.

11. HVALSEY, GREENLAND

Nằm trên đảo Hvalsey, Greenland, nhà thờ bằng đá Hvalsey là một trong những tàn tích còn sót lại của người Viking, Bắc Âu. Có niên đại từ thế kỷ 12, nơi đây được xây dựng bởi gia đình Erik – hộ gia đình người Bắc Âu đầu tiên ở Greenland. Nhà thờ gồm hai hội trường bằng đá và 14 ngôi nhà riêng lẻ.

12. CTESIPHON, IRAQ

Được xây dựng khoảng năm 500 TCN, thành phố Ctesiphon là kinh đô sầm uất của đế quốc Parthia và Sassanid. Đây còn là một trong những thành phố lớn nhất vùng Lưỡng Hà cuối thời cổ đại. Chịu tác động của thời gian và trải qua các sự kiện lịch sử, ngày nay Ctesiphon chỉ còn sót lại cổng tò vò – vòm gạch không cốt thép lớn nhất thế giới. Được biết, trước khi bị Hoa Kỳ chiếm đóng, chiếc cổng này là niềm tự hào của cả cộng đồng người Parthia.

13. NGÔI LÀNG ĐẤT SÉT TẠI VƯỜN QUỐC GIA MESA VERDE, HOA KỲ

Từng là nơi sinh sống của những người Pueblo cổ đại ở Bắc Mỹ, ngôi làng này gồm nhiều ngôi nhà đất sét và 600 ngôi nhà vách đá xếp chồng lên nhau nằm trong hang động của công viên quốc gia Mesa Verde. Ngày nay, chúng trở thành một trong những tàn tích khảo cổ học quan trọng cần được bảo tồn của Hoa Kỳ.

14. MOHENJO –DARO, PAKISTAN

Được xây dựng vào năm 2500 trước Công nguyên, Moenjo-daro, Pakistan là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh thung lũng Indus. Sau khi xảy ra sự suy thoái, thành phố đã chìm vào quên lãng và bị bỏ hoang trong khoảng 3.700 năm cho đến khi viên chức khảo cổ học người Ấn Độ Banerji, trong một lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát, vô tình tìm thấy thành phố này. Độ chính xác và cách bố trí tinh xảo của những ngôi nhà trong thành phố đã phản ánh một xã hội phát triển, tiên tiến của người Pakistan lúc bấy giờ. Moenjo-daro được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1980.

15. THÀNH TROY, THỔ NHĨ KỲ

Thành Troy (hay còn gọi là Troia) là tàn tích nằm ở tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo truyền thuyết, đây là nơi diễn ra cuộc chinh phạt nổi tiếng thể hiện trí tuệ người Hy Lạp trong việc dùng chiến thuật “con ngựa thành Troy” để tiếp cận và tràn vào hủy diệt thành phố này. Năm 1870, nhờ cuộc khai quật di chỉ Hisarlik tại miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ của nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann, thành Troy cổ xưa đã được tái khám phá. Với lối kiến trúc độc đáo, giá trị lịch sử vô giá, thành cổ Troy được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1998

 

For further information, please contact:

- Web: www.canthomekongtour.com

Email: info@d-annamtravel.com

Phone: +84939900668