Khu Di Tích Lịch Sử Giàn Gừa - Cần Thơ

CÂY GỪA LÀ CÂY GÌ???

“Gừa hay còn gọi Si quả nhỏ, là một loài thực vật có hoa trong họ Dâu tằm. Loài gừa có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á.  Ở Việt Nam,  cây này mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Đây là loài có thân gỗ, cao 15-20 m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

Cây gừa còn được dùng làm thuốc. Theo Đông y Việt Nam, nó có vị hơi đắng và se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm ra mồ hôi và lợi tiểu. Rễ phụ dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amydan, đau nhức khớp xương, chấn thương do đòn ngã.”

Giàn Gừa ở huyện Phong Điền, Cần Thờ có lẽ là giàn gừa khổng lồ có một không hai tại Việt Nam. Vì những thân – nhánh gừa to lớn, tán rộng đan xen nhau chằng chịt tạo thành một Giàn Gừa khổng lồ ở Cần Thơ.

KHU DI TÍCH GIÀN GỪA Ở ĐÂU??

Địa chỉ: Ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Di tích Giàn Gừa cách trung tâm thành phố Cần Thơ 14km.
Địa chi
Cổng khu di tích lịch sử Giàn Gừa
Một là, đi từ Cần Thơ về Hậu Giang, rẽ vào quốc lộ 61B (đường về Vị Thanh). Đến gần cầu Rạch Sung, quẹo trái sẽ có bảng chỉ dẫn đường đến di tích Giàn Gừa khổng lồ ở Phong Điền Cần Thơ.

Hai là, từ cần Thơ đi huyện Phong Điền, theo hướng lộ Vòng Cung ở xã Mỹ Khánh.Tiếp đó qua phà đi xã Nhơn Nghĩa, hỏi thăm bà con gần đó đường đến di tích Giàn Gừa Cần Thơ.

GIỚI THIỆU VỀ KHU DI TÍCH GIÀN GỪA??

1. Cổ miếu bà Thượng Động Cố Hỉ

Không ai biết rõ nguồn gốc của Giàn Gừa từ đâu mà có. Nhiều lão nhân trên 70 tuổi đều bảo rằng, khi họ còn nhỏ thì giàn gừa khổng lồ ở Cần Thơ này đã phủ cả một vùng.

Theo lòng tin và sự tín ngưỡng của dân gian, từ xưa, người dân ở đây đã lập miếu thờ bà Thượng Động Cố Hỉ. Bà mang lại sự trù phú cho đất đai, phù hộ cho người trong làng an cư lạc nghiệp. Đối với dân làng, bà là nữ thần, là ân nhân của họ.

cổ miếu

Miếu thờ bà Thượng Động Cổ Hỉ ở di tích Giàn Gừa

Hằng năm, cứ vào ngày 28 tháng 2 âm lịch. Con cháu nhà họ Nguyễn và người dân gần xa luôn dân hương, làm lễ cúng long trọng cho bà. Đến với lễ hội Giàn Gừa, bạn sẽ tận mắt được chứng kiến nghi thức cũng bái cổ xưa. Đặc biệt là màn bóng truyền thống và đờn ca tài tử đậm chất Nam Bộ.

hắc hổ

2. Sự tích Giàn Gừa - Trăm năm huyền thoại Giàn Gừa Phong Điền

Theo lời những người lớn tổi của gia tộc họ Nguyễn cư ngụ tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền kể lại. Giữa thế kỷ XIX (năm Đinh Tỵ 1857). Nhiều nhóm người từ hướng sông Tiền di cư đến xã Nhơn Nghĩa. Trong đó, có một gia đình họ Nguyễn mà người dân thường gọi ông là ông Cả. Đất đai ở đây màu mỡ, việc khai hoang ngày càng thuận lợi, từ đó đất của nhà họ Nguyễn ngày càng được mở rộng. Nhưng bỗng một ngày, trong quá trình khai khẩn thì xảy ra hỏa hoạn khiến giàn gừa ở Phong Điền bị cháy. Trong làng xuất hiện bệnh dịch, tìm mọi cách cũng không chữa khỏi. Nhiều người cứ vì vậy mà chết đi.

May thay, có một vị đạo sĩ từ xa đến bốc thuốc cứu trợ cho dân làng. Ông biết, giàn gừa ở đây là vùng đất linh thiêng, là nơi ngự trị của bà Thượng Động Cố Hỉ. Ông nói, giàn gừa bị cháy trụi khiến Bà nổi giận do không có chỗ để về. Nếu dân làng muốn an cư lạc nghiệp thì phải trồng lại giàn gừa, hàng năm làm lễ cúng cho Bà.

Trải qua 6 thế hệ con cháu, nhà họ Nguyễn vẫn cố giữ tại mảnh đất này. Đời đời thay phiên nhau giữ gìn, thờ phụng Bà.

gốc cái

Gốc Gừa cái ở di tích sử Giàn Gừa hàng trăm năm qua

3. Khu di tích lịch sử Giàn Gừa - Chứng tích lịch sử

Trong thời khói lửa chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Giàn Gừa đã trở thành doanh địa quan trọng. Do địa hình hiểm yếu và hẻo lánh. Giàn Gừa đã được chọn là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng. Là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu, huấn luyện và tập kết của Khu ủy Khu Tây Nam Bộ và Tỉnh ủy Cần Thơ.

Năm 1961-1965, Giàn Gừa được chọn làm căn cứ đào tạo và huyến luyện đội biệt động nội thành.

Năm 1968, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Lực lượng Thành đội Cần Thơ đã chọn Giàn Gừa là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược. Từ Giàn Gừa, theo con rạch Bà Thợ. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chuyển vũ khí ra vàm Rạch Sung, vàm Bà Hiệp. Chuyển thẳng ra sông Cần Thơ để tấn công vào các cơ quan đầu não của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại thành phố Cần Thơ.

Năm 1975, đây là nơi tập kết của bộ đội từ rạch Bà Hiệp đến Xà No- Bà Hương để vượt sông qua lộ Vòng Cung. Tiến về giải phóng Cần Thơ vào tháng 4 năm ấy.

Chia sẻ của Ông Phùng Văn Chiến

Ông Phùng văn Chiến, nguyên Đại đội trưởng Đặc công Quân khu 9, nhân chứng lịch sử. Người từng hoạt động kháng chiến ngay chính trong khu di tích giàn Gừa. “Tôi từng được Đảng và Quân khu phân công hoạt động trên địa bàn này. Trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân ở giàn Gừa này đã từng nuôi dưỡng bộ đội cán bộ bằng hầm bí mật. Bằng đóng góp xương máu người và của, rồi từng đoàn bánh tét từng nắm cơm khô. Chúng được tiếp cho bộ đội để bộ đội được ăn no có sức mạnh để tổng tiến công vào các trận đánh góp phần vào việc giải phóng đất nước”.

4. Di tích Giàn Gừa ngày nay

Trước đây Giàn Gừa có diện tích khá lớn, trải qua mưa bom bão đạn chỉ còn lại hơn 2.700m2. Đây có lẽ là Giàn Gừa có một không hai tại Việt Nam. Vì những nhánh gừa to lớn, tán rộng đan xen nhau chằng chịt tạo thành một Giàn Gừa khổng lồ.

gốc gừa

Hiện nay, di tích lịch sử Giàn Gừa đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Phong Điền, Cần Thơ. Đến đây, bạn sẽ cảm thấy “choáng” với giàn gừa nguyên sinh vững chắc. Nhiều nhánh cây đan xen với nhau tạo thành một tấm lưới khổng lồ. Có những cành gừa còn in hằn vết tích chiến tranh với những vết đứt, vết loang lổ do bom đạn. Tuy nhiên, những cành gừa ấy vẫn đâm chồi, vươn mình tỏa rợp bóng mát. Dưới những tán cây rộng, mọi người cảm thấy thoải mái, yên bình bởi không khí nơi đây rất mát mẻ, trong lành.

Các chứng nhận giá trị

Tháng 4 năm 2013, Khu di tích lịch sử Giàn Gừa đã được Chính quyền thành phố Cần Thơ công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. Ngày 13 tháng 6 năm 2013, cây gừa cổ thụ đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Việc này, vừa mang ý nghĩa bảo tồn gen cổ cho loại thực vật đặc trưng ở đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mang ý nghĩa lịch sử.

chứng nhận

Bia chứng nhận ở di tích Giàn Gừa

Vừa qua, chính quyền và nhân dân địa phương cũng vừa tạo lập đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đền thờ 12 cô gái đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc trong khuôn viên để tri ân và tưởng niệm.

5. Các dịp lễ ở khu di tích Giàn Gừa

Hàng năm lại khu di tích Giàn Gừa tổ chức có 3 dịp lễ. Một là diễn ra vào ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7. Hai là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12. Để tưởng nhớ công ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh linh liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước. Ba là ngày 28 tháng 2 âm lịch, tưởng nhớ bà Thượng Động Cố Hỉ và các thần linh. Hàng năm, khu di tích lịch sử Cần Thơ đón tiếp hàng ngàn du khách gần xa đến viếng. Chỉ riêng trong dịp lễ Bà Thượng Động Cố Hỉ, điểm du lịch này đã đón hơn 8.000 khách ghé thăm.

Nguồn: Mekong Smile