DANH SÁCH CÁC MÓN ĂN CẦN NÊN KHÁM PHÁ KHI ĐẾN VỚI BẠC LIÊU:
1. Ba khía muối:
Đối với người dân miền Tây nói chung, hình ảnh con Ba Khía chẳng còn xa lạ gì, vào tháng năm âm lịch trở đi hay cứ sau mỗi trận mưa lớn họ lại mang đèn đi soi Ba Khía. Vốn dĩ có cái tên ấy bởi trên lưng loài vật này có ba gạch, hình dáng giống cua đồng nhưng kích thước thì có khi nhỏ hơn. Nó thường sống gần mé sông, ao, hay những rừng cây rậm rạp, nhất là dưới những gốc Đước, Dừa Nước. Là loại vật dễ bắt nên sau khi qua bàn tay khéo léo của người dân nó đã được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Ba khía luộc, Ba Khía xào me, Ba Khía rang muối, Ba Khía muối (mắm),… Ba Khía sau khi bắt họ sẽ xóc rửa thật sạch là bỏ vào lu, khạp có nước muối và đậy kín lại. Khoảng 5 – 10 ngày thì sẽ dùng được, tuy nhiên tùy vào lượng muối mà quyết định được độ ngon, béo của Ba Khía. Nếu nước muối quá nhạt sẽ làm cho Ba Khía bị hư hay nếu nước muối mặn quá sẽ làm thịt ba khía bị đen, mặn và chát. Nhiều người muốn ăn ngon hơn thì trước khi ăn họ tách nhỏ ba khía ra, sau đó băm tỏi, ớt, cho thêm chút chanh với vài muỗng cà phê đường để hương vị đậm đà hơn, thơm ngon hơn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết Ba Khía muối ngon hay không khi lựa chọn mua ở các gian hàng bằng cách bẻ thử 1 chân của ba khía xem thịt bên trong có hồng hào, thịt đầy hay bị đen, thịt ít. Nếu thịt hồng, đầy thì ba khía đó vừa tới muối, ăn ngon, thịt có vị ngọt và béo.
Địa điểm: Thường bán ở Chợ Trung Tâm Phường 3; Quán Âm Phật Đài hay Khu chợ Hải sản Phường Nhà Mát.
2. Bánh củ cải:
Là một món ăn quen thuộc của người Hoa (Triều Châu và Phúc Kiến), thường được các cô/chú đẩy xe bán ở khu vực chợ Trung Tâm phường 3 và ngã tư Lê Duẫn – Bà Triệu. Đặc điểm để biết là vỏ bánh trắng được hấp từ bột gạo và bột năng, nhân bên trong nhiều màu sắc từ thịt, củ cải, lạp xưởng, tôm, củ sắn,… Ngoài ra, một phần không thể thiếu là nước mắm pha được bàn tay khéo léo của người thợ thêm vào một chút chanh, đường và nước dừa để tăng độ béo, ngọt hòa với vị bánh thơm ngon có chút hơi nồng từ củ cải đã tạo ra nét đặc trưng và tên gọi Bánh củ cải ngày nay.
3. Bún nước lèo:
Khác với Bún nước lèo Sóc Trăng, màu nước lèo của bún ở Bạc Liêu được nấu nguyên chất từ mắm cá biển, hoặc cá đồng nên đục hơn, đậm đà hơn. Có nơi vì muốn nước lèo có vị ngọt nên họ sử dụng nước dừa để nấu nước lèo và sử dụng nồi đất để giữ độ nóng được lâu hơn và ngon hơn.
Địa điểm: Đường Võ Thị Sáu (đối diện khách sạn Kim Hưng); Góc ngã tư Cao Văn Lầu – Nguyễn Thị Minh Khai; Chợ đêm ăn uống đường Hai Bà Trưng.
4. Lẩu mắm:
Lẩu mắm nổi tiếng hơn 30 năm ở Bạc Liêu là Lẩu mắm Hồng Gấm, một trong những món ăn mà du khách nên thưởng thức ít nhất một lần khi ghé thăm Bạc Liêu. Với tên gọi là Lẩu mắm nhưng nước lẩu được làm hoàn toàn từ nước dừa làm tăng độ ngọt, béo của nước dùng hòa với vị mặn của mắm. Cá được dùng để nấu lẩu gồm: 7 loại cá (tùy chọn), thịt heo ba rọi, tôm, mực, đậu hũ... Đặc biệt, nếu muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn này thì phải ăn với các loại rau đồng, nào là: rau muống, rau cần, rau đắng, rau dừa, bồn bồn, cù nèo, rau ngổ, bắp chuối, bông súng, năn, các loại bông (bông bí, bông so đũa, bông điên điển…), rồi có cả cà tím, đậu rồng, khổ qua... Bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt, béo của nước dừa, vị mặn của mắm, vị thơm của cá, vị giòn của rau, vị cay cay của ớt và một chút vị đắng của sả băm ngay từ lần ăn đầu tiên. Cảm giác thích nhất vẫn là vào thời điểm mùa mưa cùng bạn bè, gia đình đến thưởng thức lẩu mắm cùng với nhau ở không gian quán không quá lớn, mang đến cảm giác như chúng ta đang thưởng thức tại chính ngôi nhà mình cùng với gia đình. Hiện tại, ngoài Lẩu mắm Hồng Gấm ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5 (gần chùa Long Phước) thì ngày nay Lẩu mắm Hồng Gấm mở thêm 1 quán mới ở Khu dân cư Phường 2 để kịp đáp ứng nhu cầu của các đoàn khách đến tham quan Bạc Liêu.
Địa điểm Chi Nhánh 1: Số 3/225b, Tỉnh Lộ 38( Nguyễn Thị Minh Khai) Phường 5, Bạc Liêu (0291 3821 237)
Chi Nhánh 2: Đường Ninh Bình, Phường 2, Bạc Liêu (0855 444 744)
5. Bánh xèo
Khác với các loại bánh xèo miền Trung hay bánh xèo nổi tiếng ở Cần Thơ, bánh xèo Bạc Liêu có kích thước to hơn và trung bình một cái bánh có thể 2 – 3 người ăn. Bánh có độ giòn rụm, đầy ắp nhân thịt, tôm, củ sắn, đậu xanh và giá ở bên trong. Rau thường được họ chọn là rau họ tự trồng từ vườn nhà như: lá xoài non, xà lách, diếp cá, húng quế, cải bẹ xanh, lá cách,… Chỉ cần đi dọc theo hướng Giồng Nhãn về Xiêm Cán, du khách có thể bắt gặp kha khá quán Bánh xèo được người dân tận dụng xây dựng quanh khu đất trồng nhãn để du khách có thể nhâm nhi bánh xèo, vừa nhìn ngắm những cây nhãn đang vươn mình mạnh mẽ trên mảnh đất cận biển. Nếu ghé quán Bánh xèo A Mật, quý đoàn còn có thể thưởng thức nhiều món hải sản hấp, xào, gỏi cuốn và nhấp một vài ly rượu nhãn được người dân ủ từ chính từ nhãn của vườn nhà.
Địa chỉ: Bánh Xèo A Mật, Giồng Nhãn, Hiệp Thành, TP Bạc Liêu (0291 3836 062)
6. Bún Riêu Loan (Cả ngày)
Địa chỉ: 164 Đường Hòa Bình, Phường 1, Bạc Liêu
Điện thoại: 0291 3820 468
7. Bún bò Huế
a) Bún Bò Huế Hương Giang: (Từ sáng đến chiều)
Địa chỉ: 512 Võ Thị Sáu, Phường 3, Tp. Bạc Liêu, Bạc Liêu
Điện thoại: 0291 3824 229
b) Bún Bò Huế Tự: (Từ 17h00 – 21h00)
Địa chỉ: 352 Võ Thị Sáu, Phường 3, Bạc Liêu
8. Bún xào nem nướng
Món bún xào nem nướng Bạc Liêu nổi tiếng khắp vùng vừa thơm vừa ngon mà ăn cũng no nữa. Sợi bún trắng ăn kèm nem nướng chấm nước tương vừa vặn, một suất 30.000đ đầy đặn nên các bạn tới đây ăn sẽ không lo bị đói đâu. Nếu có dịp tới Bạc Liêu du lịch, các bạn đừng quên thưởng thức món ăn ngon rẻ ở Bạc Liêu này nhé!
a) Bún xào Băng Tâm
Địa chỉ: 516 Võ Thị Sáu, Phường 3, Bạc Liêu
Điện thoại: 091 964 64 98
b) Bún xào Tư Vân (Từ 13h00 – 22h00)
Địa chỉ: 20 Hà Huy Tập, Phường 3, Bạc Liêu
Điện thoại: 091 514 91 43
9. Bún bò cay
a) Bún bò cay Trần Huỳnh (Buổi sáng)
Địa chỉ: Đường Trần Huỳnh, Phường 7, TP Bạc Liêu (Ngang Thánh Thất Cao Đài).
b) Bún bò cay Ánh Nguyệt: (Buổi sáng)
Địa chỉ: 119, Cao Văn Lầu, Phường 5, Bạc Liêu.
10. Cari vịt:
a) Quán Cari đường Trần Phú (Bán lề đường từ 17h00 – 22h00)
Địa chỉ: Đường Trần Phú, Phường 7, Thành phố Bạc Liêu (Trước Shop Quần áo Tawin)
b) Quán Cari Vịt Cầu số 4: (Cả ngày)
Địa chỉ: Đường Hòa Bình, Phường 3, TP Bạc Liêu
11. Bánh in Huỳnh Minh Thành (Từ sáng đến tối)
Địa chỉ: Cao Văn Lầu, Phường 2, TP Bạc Liêu
12. Cháo ma Chợ đêm:
Nghe tên có thể hơi đáng sợ nếu các bạn mới lần đầu đến với Bạc Liêu, nhưng nếu ai đã từng đói vào buổi tối sau 22 giờ chắc có lẽ sẽ không ngạc nhiên với cái tên gọi này. Bởi quán chỉ dọn ra bán sau 21 giờ 45 phút nên dù muốn ăn cỡ nào thì bạn cũng chẳng thể đến sớm hơn. Bởi vậy, nên tên gọi cháo ma có vẻ như được bắt nguồn từ việc chỉ chạy ngang sớm 15 phút không thấy gì nhưng đến 22 giờ thì quán đông nghẹt người. Quán bán cháo với ruột, thịt và dồi. Du khách nếu ở khách sạn Trần Vinh thì chỉ cần ra cổng, rẽ phải rồi đi qua hai ngã tư sẽ thấy quán vỉa hè nằm ngay bên hông ngôi miếu.Tuy nhiên, các bạn sẽ chờ hơi lâu nếu có khách đông nhé!
Địa chỉ: Chợ đêm ăn uống, đối diện với chợ Rau củ quả phường 3.
13. Cháo Trắng:
Ngay trung tâm chợ đêm Bạc Liêu có rất nhiều quán bán thức ăn buổi tối, nhưng các bạn muốn dùng cháo trắng thì có thể đến đường Hà Huy Tập để dùng hoặc mua mang đi. Giá chỉ tầm 15 – 30k tùy món mặn bạn gọi kèm. Món mặn có tôm rang, cá kho tiêu, phá lấu, ruột heo xào dưa cải, dưa mắm, trứng muối, chà bông,… Hoặc bạn muốn ăn cháo lá dứa hoặc cháo đậu đỏ thì đến ngã tư đường Hòa Bình giao với Trần Phú sẽ thấy chỗ bán ở vỉa hè từ 18 giờ tối trở đi.
14. Bánh tằm Ngan Dừa Bạc Liêu
Bánh tằm ngan dừa thuộc loại đặc sản nổi tiếng nhất Bạc Liêu mà người dân ở đây thường hay làm để ăn hay đãi khách. Cái tên nghe tưởng như món này sẽ được làm từ quả dừa nhưng mà thực tế nó được làm từ bột gạo se sợi cộng với các loại gia vị khác để ăn, món này nổi danh ở thị trấn Ngan Dừa nên có tên gọi như vậy.