Miền tây có rất nhiều loại rượu sản xuất từ trái cây như nho, sim, sơ-ri, chuối hột… được nhiều người ưa chuộng. Mỗi loại rượu trái cây thể hiện xuất xứ của chúng, như nho ở Đà Lạt, chuối hột ở Bến Tre, trái sim rừng ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang)… và hương vị không thể lẫn vào đâu được. Hiện tại, ở Cần Thơ, xứ trồng khá nhiều cây trái và vừa xuất hiện một loại rượu mới, khá ngon… mang tên Rượu Mận Sáu Tia.
Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, du khách còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ. Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía… Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân.
Bánh tét lá cẩm là đặc sản trứ danh của Cần Thơ mà mỗi dịp lễ Tết, những người con miền Tây đều nhớ đến. Bánh được gói trong lá chuối tươi, sau khi gói xong thì luộc 4-5 tiếng trong nồi gang. Đòn bánh có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay của người nghệ nhân.
Tỉnh An giang, một nơi có nhiều nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc Việt Nam. An Giang không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn là nơi lưu giữ nhũng nét đẹp truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh thành miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long này. Là một điểm đến thú vị vì những nét đẹp văn hóa, làng dệt thổ cẩm Châu Giang là một trong những nơi thu hút du khách bởi nét đẹp vẫn còn lưu giữ của nền văn hóa xa xưa. Một làng nghề cổ xưa, với nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã gìn giữ và kế thừa những nét đẹp tinh hoa của dân tộc, cũng như văn hóa nhân loại và đã đem đến nhiều điều đặc biệt cho du khách bốn phương.
Những lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây, thể hiện phong tục, tập quán từ xa xưa của những người bản địa. Du khách đến đây mà không tham gia các lễ hội này thì thật là thiếu sót vì không khí của mỗi lễ hội ở miền Tây rất hấp dẫn và độc đáo khiến bạn quên đi cái mệt mỏi sau những thời gian làm việc mệt mỏi.
Chắc hẳn có lần chúng ta đã từng đến với Bạc Liêu, nhưng để thưởng thức hết các món ăn ở nơi đó thì có vẻ như các bạn sẽ mất nhiều thời gian để trả lời cho câu hỏi “Ăn gì? Ăn ở đâu?” nhỉ? Vậy còn chần chờ gì mà không để chúng tôi giúp bạn tổng hợp lại những món ăn không thể bỏ qua khi bạn đến với Bạc Liêu nhé!
Tết Nguyên Đán có nhiều tên gọi khác nhau: tết Cả, tết Ta, Tết Âm Lịch, tết Cổ Truyền… (Chữ “Nguyên” có nghĩa là Bắt Đầu, Chữ “Đán” có nghĩa là buổi Ban Mai, là khởi điểm của năm mới). Tết Nguyên Đán kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày mùng Bảy tháng giêng). Tuy nhiên, Ba Mươi, Mùng một, Mùng Hai, Mùng Ba Tết vẫn là bốn ngày quan trọng nhất.
Nơi đây được mệnh danh là thiên đường Việt Nam với những rạn san hô & vịnh cát yên tĩnh. Vẻ đẹp Cù Lao Chàm thu hút số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Đó chính là Đảo Chàm hay Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đảo nằm cách biển Cửa Đại, Hội An khoảng 15 km và cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 50 km đường biển. Đảo Chàm hay Cù Lao Chàm đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Hội An kể từ khi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009, nhờ giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan hấp dẫn.
Tết Nguyên đán năm nay, giới trẻ sẽ có cơ hội tham quan và chụp ảnh tại tuyến đường bích họa “Cần Thơ xưa và nay”. Đây là công trình thanh niên do Thành đoàn, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Cần Thơ triển khai xây dựng.